Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

The effect on intake digestibility and microbial protein production of adding urea to rice straw for cattle and buffalo calves


LIVSCI Home

Livestock Science
Volume 150, Issue 1 , Pages 111-113, December 2012

http://www.journals.elsevierhealth.com/periodicals/livsci/article/S1871-1413(12)00318-6/abstract

Department of Animal Physiology, University of Agriculture and Forestry, Hue, Thua Thien Hue 84, Vietnam
Received 14 March 2012; received in revised form 11 August 2012; accepted 13 August 2012. published online 10 September 2012.

Abstract 

Four cattle calves (Boss indicus) of average weight 120kg and four swamp buffaloes calves of average weight 220kg were fed four rice straw diets in a Latin square design. The rice straw were sprayed with 0%, 0.5%, 1% and 2% of urea and givenad libitum. Each period was 15 days during the last 5 days of which urine and faeces were collected. Urine samples were analysed for excretion of purine derivatives (PD) to measure microbial protein production.
There was no significant effect on intake of rice straw which was 3.1, 3.4, 3.1 and 3.1 kgDM/day for cattle and 4.5, 4.5, 4.5 and 4.6kgDM/day for buffalo. Rumen NH3 concentrations were 39, 60, 70 and 96mg/l for cattle and 51, 81, 102 and 132mg/l for buffalo with significant difference. However the PD excretion in the urine was not significantly changed being 0.28, 0.19, 0.18 and 0.23mmol/kgW0.75 for cattle and as expected lower for buffaloes being 0.13, 0.11, 0.12 and 0.11mmol/kgW0.75. The dry matter digestibilities for cattle were 57.1, 60.3, 58.3 and 60.7 while for buffalo the digestibilities were 60.7, 57.4, 59.6 and 60.2.
The results suggest that the rice straw containing 6% protein and digestibility between 57% and 60% provided sufficient crude protein for microbial needs.

Effect of Temperature and Humidity on Heat Stress Responses in Vietnamese Yellow Cattle

IAEA INIS
http://www.fao.org/docrep/013/i1860e/i1860e.pdf

SUSTAINABLE IMPROVEMENT OF ANIMAL PRODUCTION AND HEALTH

Edited by N.E. Odongo, M. Garcia & G.J. Viljoen
Animal Production and Health Subprogramme
Joint FAO/IAEA Division of Nuclear Techniques in Food and Agriculture,
Department of Nuclear Sciences and Applications,
International Atomic Agency, Vienna, Austria

Food and Agriculture Organization of the United Nations
Rome, 2010

Effect of Temperature and Humidity on Heat Stress Responses in Vietnamese Yellow Cattle
V.T.K. Thanh  & W. Shichang 

ABSTRACT
Four female cattle (local Yellow breed), eight months of age, were  fed a diet of 50% urea-treated and 50% untreated rice straw  ad libitum, with free access to water. The levels of ambient temperature/ relative humidity (RH) were random combinations of 25, 29, 35 and  39°C and 70, 80 and 90% RH, achieved in an experimental chamber  fitted with air conditioners, heaters and ultrasonic humidifiers. The treatments were based on the natural conditions which frequently  occur in an indoor animal house in Central Vietnam in summer. Feed  intake decreased linearly while water intake increased with increasing ambient temperature. Heart rate increased in direct proportion to the air temperature but was not affected by RH levels. Body temperature only increased when the chamber temperature reached  39°C and RH was 90%, while respiration rate increased when the ambient temperate exceeded 35°C. Measurements of HSP70 (heat
shock protein, a biochemical stress indicator) from leukocytes using  PCR showed that HSP70 was evident when RH reached 90% with an  ambient temperature of 25°C, or with an RH of 70% and an ambient
temperature of 39°C.
Key words: Yellow cattle, heat stress, physiology indexes, HSP70.





Differences in adaptation to tropical weather between buffaloes and cattle

cover_ijas

http://www.aspajournal.it/index.php/ijas/article/view/ijas.2007.s2.1340
Differences in adaptation to tropical weather between buffaloes and cattle

Vo Thi Kim Thanh1, Wang Shi Chang2
1 Hue University of Agriculture and Forestry. Vietnam
2 Guangxi University, China
Corresponding author: Vo Thi Kim Thanh. Hue University of Agriculture and Forestry. Vietnam. 


Submitted: 2010-02-03 16:20:55
Published: 2010-02-03 16:21:04
Search for citations in Google Scholar
Related articles: Google Scholar


Abstract


Twenty buffaloes and twenty Vietnamese yellow cattle from peri-urban Hue city were kept indoor and used for measurement of effect of environmental temperature (To) and humidity (H%). The To and H% were recorded by thermo-hygrometers for temperature and humidity index (THI) measurement. Breathing rate was observed by moving rate of diaphragm, heart beat rhythms was calculated by stethoscope around 3 to 4 ribs and body To tested by 42oC thermo-meters in animal rectums. The results showed that the To in the area studied varied widely during the day and when To increased H% often decreased. During the study period the average To changed from 24oC in February to 39oC in May. The H% varied from 57 to 86. The environmental To and H% had very little effect on body To for both types of animals (37oC to 39oC) but there were changes in heart beat from 42 to 45 in cattle but from 44 to 57 in buffaloes. In warmest period with high H% (THI 83) breathing rates in cattle varied from 18 to 21 while in buffaloes from 20 to 35 and in May it increased to 50. At the warmest time of the day the heart beat in cattle were 42 while in buffaloes 57. The breathing rate in cattle only increased when ambient To was above 39 degrees. The results clearly showed that buffaloes were easily stressed when To and H% increased. Buffaloes need water and swamps to help to avoid heat stress while indigenous cattle are much better adapted to high environmental To and H%.


Key words: Temperature, Humidity, Buffaloes, Cattle.

Physiological mechanism of low purine derivative excretion in urine of buffaloes compared with Bos taurus cattle

CSIRO Publishingblank imageblank imageblank image
Animal Production Science http://www.publish.csiro.au/paper/EA08287.htm

Physiological mechanism of low purine derivative excretion in urine of buffaloes compared with Bos taurus cattle

Vo Thi Kim Thanh A DE. R. Orskov BP. Susmel C 

A Hue University of Agriculture and Forestry, 102 Phung Hung, Hue City, Vietnam. B Macaulay Institute, Aberdeen AB158QH, UK. C Udine University, Via S. Mauro, 2 – 33010 Pagnacco, Udine, Italy. D Corresponding author. Email: votkthanh@gmail.com 


Abstract
Three cattle calves (Bos taurus) and three buffalo calves (Bos bubalus) were weaned after receiving colostrum and then reared on bottle-fed milk. During the first month the animals did not have access to solid food. Urinary purine derivative concentration (PD), basal PD excretion and glomerular filtrate rate (GFR) were determined during fasting and feeding. After 1 month the animals were given access to solid feed (urea-treated rice straw 80% and molasses 20%) to stimulate rumen development. At 3 months of age, while the solid food was given, urinary PD, basal PD excretion and GFR were again determined.
Urinary PD excretion both during fasting and milk feeding did not differ significantly between buffaloes and cattle during the milk-feeding period (P > 0.05), but there were highly significant (P < 0.01) differences between cattle and buffaloes after 3 months of age and 2 months of access to solid feed (P< 0.01). The GFR was lower in buffaloes than cattle in both the milk-fed and solid-feed periods (P < 0.05).
It is suggested that the differences between buffaloes and cattle are due to differences in GFR as PD will stay longer in the blood and thus provide a greater possibility for recycling to the rumen. This, however, needs further confirmation. Whether permeability of PD from blood to rumen is an additional factor is not known.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Causes of differences in urinary excretion of purine derivatives in buffaloes and cattle

Cambridge Journals

(http://journals.cambridge.org/action/displayIssue?iid=779256)
(http://journals.cambridge.org/action/displayAbstract?fromPage=online&aid=779404&fulltextType=RA&fileId=S1357729806000439)

Vo Thi Kim Thanha1 and E. R. Ørskova2 c1

a1 Hue University of Agriculture and Forestry, 102 Phung Hung, Hue, Vietnam
a2 Macaulay Institute, Craigiebuckler, Aberdeen, AB15 8QH, UK
Abstract
In experiment 1, three male calves of Vietnamese cattle and three maleVietnamese swamp buffalo calves were weaned after receiving colostrum and reared by bottle feeding of milk. During the 1st month the animal did not have access to solid food. Urine was collected to determine differences in endogenous excretion of purine between the two types of animal. After that they were given access to equal amount of solid food for 2 months to stimulate rumen development, urine was again collected to determine the differences in purine excretion. In experiment 2, the same animals were given milk mixed with purines in three treatments (0, 1·7 and 3·4 g/day). The same animals were used in experiment 3 for intravenous allantoin infusion, to test the effect of purines themselves introduced into the plasma.The results showed that in period 1 of experiment 1 there was no significant difference in purine excretion between the two types of animal. The excretion being 0·65 mmol/kg M 0·75 for cattle and 0·69 mmol/kg M 0·75for buffaloes calves, respectively. For period 2, after rumen development there were significant differences between two types of animal. The excretion from buffaloes (0·26 mmol/kg M0·75) being less than half that of cattle (0·69 mmol/kg M 0·75).In experiment 2 the regression of purine excretion mmol/day (y) was y=0·6279x+9·1496 for cattle calves and y=0·2618x+5·8594 for buffalo calves where x was the purine given.In experiment 3, from each mmol of allantoin infusion, the recovery was about 0·70 in cattle but only half (0·32) in buffaloes ( P<0·01).It is clearly shown that the difference in purine derivative excretion occur only after rumen development It is suggested that glomerular filtration rate may be lower in buffaloes than cattle leaving more time in the blood thus more time for recycling to the rumen and metabolized by bacteria or the permeability from the blood to the rumen is greater in buffaloes than cattle.
(Received July 07 2005)
(Accepted December 29 2005)
Key words
  • buffaloes;
  • cattle;
  • purines;
  • rumen

COMPARISON OF PURINE DERIVATIVES AND CREATININE IN PLASMA AND URINE BETWEEN LOCAL CATTLE AND BUFFALOES IN VIETNAM *

(http://www.springer.com/life+sciences/book/978-1-4020-2802-1)
(http://inis.iaea.org/search/search.aspx?orig_q=RN:37064712)



Comparison of purine derivatives and creatinine in plasma and urine between local cattle and buffaloes in Vietnam
by Vo Thi Kim Thanh; Dao Thi Phuong; Tran Thi Thu Hong; Phung Thi Luu; Ngo Mau Dung; Hoang Quoc Hung (Department of Animal Physiology, Faculty of Animal Science, Hue University of Agriculture and Forestry, Hue (Viet Nam)); Orskov, E.R. (International Feed Resources Unit, Macaulay Institute, Craigiebuckler, Aberdeen (United Kingdom))
  • Language
  • English (1)
  • Copyright © 2010-2011 International Atomic Energy Agency (IAEA). All rights reserved. v3.2.0.20120806

Utilization of by-product from Soya bean for growing pigs


(http://www.mekarn.org/sarec03/thanhhue2.htm)


Tran Thi Thu Hong, Vo Thi Kim Thanh, Dao Thi Phuong,
Phung Thi Luu and E R Ørskov*

 Hue College of Agriculture and Forestry,
* International Feed Resource Unit, Macaulay Land Use Research Institute, Scotland, UK

 
Abstract

An experiment was carried out to determine the chemical and nutritive value of Soya bean residue (SBR), and effects on performance of growing crossbred (Large White × Mong Cai) pigs. The replacement levels were 0, 33, 66 and 99% of the fish meal. The experimental design was a 4*4 Latin square with periods of 10 days, 5 for adaptation and 5 for collection of faeces and urine.
The apparent digestibility coefficients for DM, OM and crude protein decreased slightly as the level of SBR in the diets increased with a significant reduction from the 66 to 99% fish meal replacement level. N retention showed a different trend with increases up to the 66% fish meal replacement, followed by lower values at the 99% replacement level, which did not differ from the N retention  observed on the control and 33% fish meal replacement level.
In an on-farm trial with 24 fattening pigs,  performance with 66% replacement of the fish meal by the Soya bean by-product was similar to that on the control diet, but with  superior economic returns.
Key words: Pigs, Soya bean residue, fish meal, crude protein, digestibility, growth, conversion
 

Go to top

FAO Online Catalogues


(http://www4.fao.org/cgi-bin/faobib.exe?rec_id=542332&database=faobib&search_type=link&table=mona&back_path=/faobib/mona&lang=eng&format_name=EFMON)

English title:Surveys on urban and rural livestock systems in central Vietnam
Authors:Vo Thi Kim Thanh
Corp.authors:Sveriges Lantbruksuniv., Uppsala (Sweden). Inst. foer Husdjurens Utfodring och Vaard
Publ.place:Uppsala (Sweden)
Publisher:Swedish Univ. of Agricultural Sciences, Dept. of Animal Nutrition and Management
Publ.date:2001
Collation:vp., illus., tables
ISBN:91-576-6043-3
Languages:English
Notes(59):Summaries (En), Thesis (M.Sc.) - Sveriges Lantbruksuniv., Uppsala (Sweden). Dept. of Animal Nutrition and Management. Includes bibliographies
IC/IY(2):LB02
AGROVOC main descr. :LIVESTOCK; FARMING SYSTEMS; SURVEYS
AGROVOC sec. descr.:LIVESTOCK NUMBERS; ECONOMIC SITUATION; FEEDING SYSTEMS; RURAL AREAS; URBAN AREAS
AGROVOC geogr. descr.:VIET NAM
Call No:338:636(597) V85
Holding library:RR
Acq. mode (91):E
Acc.No:397998
MFN:542332


A study of nutrient balance in selected urban and peri-urban communes in Hue City with high densities of livestock

Workshop-seminar, 23-25 May, 2005, MEKARN-CTU
Contents

(http://mekarn.org/workshops/proctu/thanh-hue.htm)

Vo Thi Kim Thanh

Hue University of Agriculture and Forestry
Hue, Vietnam
vokimthanh@hotmail.com

Abstract

Livestock give the urban and peri-urban people a considerable part of their income, but in many urban and peri-urban areas with high densities of livestock problems have occurred due to accumulation of nutrients, in particular N, P and K. This has resulted in pollution both of soil and drinking water. Hue city reported there were a large number of pigs, poultry, buffaloes and cattle in urban areas. With the information on nutrient balance i.e. the N, P and K entering and leaving the area and levels accumulating in soils and water courses, the study shows that along with high livestock densities a large percentage of the area is presenting nutrient overload. Approximately 4 tonnes/day of fresh manure could be collected from 370 households keeping animals in the study area, not including other waste such as liquid waste from the animal house.
Chemical composition of soil collected around the farm was 0.04% of P2O5 and 0.2% of K2O , and content of P and K in garden water was 1.5 and 6.4 micro-mol/litre, in a local pond 1.4 and 4 micromol/litre and from a river near the survey area 1 and 5 micromol/litre, respectively.
This study emphasizes the need for regulations that will be necessary to avoid large-scale future pollution.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

ĐỂ LÀM KHOA HỌC THÀNH CÔNG, PHẢI ĐAM MÊ VÀ DŨNG CẢM


(Bài viết theo sự đặt bài của Công Đoàn Đại học Nông Lâm Huế cho kỷ yếu hội nghị và tham luận tại Hội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học" của nữ cán bộ viên chức và lao động trường nhân ngày 8/3)

Kính thưa các nhà khoa học nữ hiện tại và tương lai.
Tên chủ đề của tôi có vẻ như một câu khẩu hiệu. Nhưng hãy hiểu rằng, tôi viết bản tham luận này như một lời tâm sự.
Sự đam mê làm khoa học vốn hình thành từ trong tiềm thức con người từ thuở biết làm người, chứ nó không chờ đến lúc người ta kiếm được một việc làm trong một trường Đại học, một cơ quan nghiên cứu! Tuy nhiên điều này cần được nuôi dưỡng trong tâm thức, nhờ đó tạo nên niềm mơ ước và sự đam mê khám phá. Điều này làm các nhà khoa học tương lai không ngừng tìm kiếm cái mới trong cuộc đời mình, và đó là mấu chốt của sự đạt tới một thành công (đôi khi cũng là thất bại) nào đó!
Thời học phổ thông, tôi không bao giờ nghĩ mình trở thành nhà khoa học trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp. Tôi học giỏi các môn khoa học tự nhiên, chỉ mơ ước một ngày nào đó mình trở thành một nhà toán học hoặc vật lý học! Nhưng đến một thời điểm thì tôi tự quả quyết rằng tôi sẽ trở thành nhà địa chất học, và cương quyết rằng sẽ thi vào Đại học ngành địa chất cho thỏa chí tìm tòi, cho đến khi cha tôi biết chuyện và băng rừng Trường Sơn ra miền Bắc đến tận trường Học Sinh Miền Nam Đông Triều để khuyên tôi từ bỏ ý định này. Sau đó thì ngừng mơ ước, cho đến ngày thi Đại học, tôi không biết chọn ngành gì, thấy người ta nói “nhất Y, nhì Dược...”, và tôi thi đỗ Y Khoa Huế. Nhưng một lần nữa theo lời khuyên của cha, tôi xin chuyển sang học ngành Sư Phạm, và vì thi khối B, tôi không có lựa chọn nào khác là Sư phạm Sinh! Và cũng vì thế, những năm học Đại học, điểm các môn học của tôi phần nhiều chỉ trung bình khá! Tôi chỉ thích một số môn học như toán di truyền, sinh hóa, sinh lý (nhưng môn này tôi bị thi lại!), đặc biệt là tôi yêu thích môn tiến hóa và bị hấp dẫn bởi những gì dính đến điện sinh học. Tất cả những sự yêu thích này của tôi đều là cảm tính và vì thầy dạy mình đã khơi gợi tôi trở lại với sự đam mê tìm tòi! Tất cả những điều đó không quyết định trực tiếp cho những việc gì tôi làm được hôm nay, mà chúng là ngọn lửa tồn tại dai dẳng cho đến những ngày mình tìm được một số cơ hội tình cờ sau khi đã yên vị thành giảng viên trường ĐH! Sự gặp gỡ với những nhà khoa học lớn đã làm mình thấy rằng: những gì mình ao ước làm được không đâu xa vời cả, mà rất gần gũi bên mình, chỉ cần mình giữ lửa đam mê của mình không tắt! Và điều quan trọng là những bước đi đầu tiên của chúng ta không thể hoàn toàn là chủ quan một mình, mà phải có sự liên hệ, hiểu biết với những ngọn lửa dẫn đường của lớp người tài năng đi trước (qua tư liệu hay trực tiếp), với hành trang là vốn liếng kiến thức hiện có của bản thân và với một niềm tin là mình sẽ LÀM ĐƯỢC!
Khi đang bơ vơ ở một môi trường nông nghiệp đầy xa lạ, mặc dù học và rất yêu thích ngành sinh lý động vật, nhưng chưa thực sự quan sát một con bò ăn cỏ trước đó bao giờ, tôi theo chân một người đi trước làm nghiên cứu là chị Nguyễn Thị Lộc! Những nghiên cứu của chị Lộc rất đơn giản, nhưng đã mở mang cho tôi rằng, bắt đầu làm nghiên cứu không phải là những điều xa ngái cao siêu gì! Thế là từ đó tôi trôi theo dòng khoa học sinh học nông nghiệp này, may mắn hơn nữa tôi gặp Giáo sư Tiến Sỹ Egil Robert Orskov, người mở mắt cho tôi bởi những phát kiến, những nghiên cứu cơ bản đã làm thế giới nghiên cứu về gia súc nhai lại phải chuyển mình! Những ngày đầu thử làm một nghiên cứu theo nhu cầu của bà con xã Hương Vân: sử dụng lá lạc ủ nuôi lợn thịt, tôi tự bỏ tiền túi ra làm, đồng thời cho sinh viên kinh phí làm đề tài tốt nghiệp, sau đó xin được 800 ngàn đồng đề tài cấp trường, tôi thấy rất vui vì đã làm được một điều gì đó trong môi trường mới của mình. Sau đó tôi gửi ý tưởng này cho tổ chức SIDA-SAREC, đề tài lại được duyệt ngay với khoản tiền lớn nhất năm ấy là 4000 USD, và Tiến sỹ Brian Ogle (Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển) khi đến khảo sát công việc của tôi đã nhận tôi làm học trò ông và đưa đề tài vào chương trình thạc sỹ của SIDA-SAREC, sau đó, SIDA- SAREC và IAEA là những tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi được ngụp lặn trong môi trường nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài lá lạc chỉ là bước đầu để tôi biết phải làm gì với ngành nông nghiệp chung chung, sau nó, tôi trở vê ngay với chủ đề lựa chọn của mình: sinh lý động vật, một chuyên ngành khá trừu tượng, không thể thiết kế một thí nghiệm khúc chiết như làm ủ xanh lá lạc, lá khoai…
Các bạn đừng hỏi tôi là làm thế nào để tìm kiếm được nhiều đề tài được cấp tiền, mà hãy hỏi là tôi đã làm gì để các tổ chức khoa học tin tưởng giao đề tài để nghiên cứu?
Như trên tôi nói, để đạt được điều mình muốn, tôi phải bỏ tiền ra trước, phải trằn mình không ngại khó ngại khổ, lặn lội không quản mưa gió về các trại heo trại bò. Nếu làm chỉ vì mục tiêu kiếm tiền, thì công tác nghiên cứu khoa học không phải là công việc lý tưởng! Vì nếu các bạn kiếm được một ít tiền trên đó, các bạn trả giá khá đắt! Vì phải lao tâm khổ tứ, chậm ăn mất ngủ, gia đình thiệt thòi! Chưa kể nhiều chuyện phiền toái khác. Riêng tôi, làm nghiên cứu vì “hobby” của chính mình, nên tôi dễ dàng chấp nhận chông gai trên các nẻo đường đi!
Có người làm nghiên cứu chỉ vì đang phải học thạc sỹ, tiến sỹ, tôi thì các bằng cấp ấy chỉ là kết quả hiển nhiên của quá trình làm nghiên cứu. Bởi vậy tôi đã làm Tiến sỹ khá muộn, điều này là dở nhất trong những cái dở của tôi, không biết tính toán để kiếm đủ điều kiện làm học hàm để có thể thắng cái quy định tuổi hưu bất khả của chính sách hiện tại đối với phụ nữ làm khoa học, mình mất cơ hội giữ thời gian cho cống hiến khoa học, dẫu cho là chẳng ai ngăn cản mình tiếp tục nghiên cứu, nhưng khi mình đã ngoài luồng rồi thì có thể làm gì?
Các nhà khoa học quốc tế họ thích nói thẳng làm thiệt! Vì vậy khi bàn gì với họ tôi thường nhận được sự ủng hộ. Nhưng điều trước tiên là hiệu quả công việc mình. Những kết quả làm ra, đôi khi mình chưa đủ kinh nghiệm để tự tin, nhưng thường thì phương pháp khoa học thì sẽ ra kết quả khoa học, những gì tôi làm được chẳng có gì ghê gớm, nhưng các tổ chức khoa học, các nhà khoa học liên quan và các tạp chí khoa học cho tôi biết được tôi đã hái quả ngọt từ sự đam mê của mình.
Chính bản thân tôi thì tôi không tự đánh giá mình là “dũng cảm”, nhưng tôi nói vậy vì nếu tôi kể ra đầy đủ những điều mình phải vượt qua thì các bạn trẻ sẽ lè lưỡi, rùng mình. Ví dụ như thầy Nam khoa Thủy sản, có lần thầy ở lại muộn trên trại thí nghiệm Thủy An, quá ngạc nhiên vì cô trò chúng tôi đang làm việc vào lúc 1 -2 giờ sáng! Một học trò đi theo thầy hỏi tôi: cô không sợ hả cô? Câu hỏi ấy làm tôi giật mình vì hóa ra lâu nay xong việc nửa đêm,  về lại thành phố phải ngang qua nghĩa địa Ngự Bình nổi tiếng mà tôi không hề để ý! Còn bà con làng Ngọc Anh ở Phú Thượng thì đồn thổi không biết mấy bóng áo trắng phất phơ  kia là ai mà cứ thấp thoáng thâu đêm nơi trại bò cạnh làng (đó là những chiếc áo bờ-lu của cô trò chúng tôi lúc những con bê thí nghiệm đang cần chế độ chăm sóc đặc biệt 24/24). Nói là "dũng cảm", cốt là trong thiết kế thí nghiệm, chỉ dựa vào một số cơ sở lý luận cơ bản, và chính sự tự tin của mình, chứ không lường trước hết kết quả, thất bại hay thành công vẫn thường cưỡi trọn trên chữ “liều”!
Ngoài ra, sự thành công còn phụ thuộc vào sự hợp tác với những đồng sự thật sự tâm huyết và hiểu nhau, tôi từng tự mỉm cười vì nghe người khác kể lại rằng cô Phượng đã nói: Làm với chị Thanh thì đừng nghĩ đến chuyện kinh tế! Nhưng có lẽ bởi thế, Phượng gắn bó với các công việc của tôi, chia sẻ đồng cam cộng khổ với tôi từ lúc tôi mới có một đề tài nghiên cứu thực sự, cho đến tận bây giờ! Các đồng nghiệp tôi hợp tác đều luôn nhịp nhàng trong công việc, tôn trọng khoa học và tin tưởng ở tôi, rất may mắn rằng tôi luôn có những người tài năng, thông minh và gắn bó với nhau như chị Thanh B, chị Lựu, Phượng, Hồng và lực lượng trẻ sáng tạo, nhiệt tình như Chào, Hiền… và không thể không nói rằng lực lượng quyết định cho sự thành công là các em sinh viên! Họ có tuổi trẻ và đầu óc nhanh nhạy, nói một hiểu mười, bị lây sự đam mê của thầy cô chứ không phải làm vì … sợ.
Những thành công khoa học nói chung của trường chúng ta không thể bỏ qua sự ủng hộ của cơ chế mở và sự tin cậy các nhà khoa học trong nhà trường, tôi không nịnh trường, nhưng cách làm việc của trường chúng ta từ trước cho đến gần đây hầu hết đã mở rộng con đường đi cho các nhà khoa học độc lập làm việc, tự tìm tòi và chủ động, tôi nói vậy là vì không phải trường nào, viện nào trong nước và trong ĐHH cũng làm được như thế! (Mặc dù nhà trường hầu như chỉ tạo điều kiện, chứ chưa thấy chủ động kéo dự án về để thu hút các nhà khoa học cùng triển khai) Tôi hy vọng trong hiện tại và sắp tới các thế hệ lãnh đạo của nhà trường vẫn tiếp tục làm được điều đó!
Những gì tôi làm được hôm nay không phải chỉ có những bài báo, những đề tài được cấp tiền, mà kể cả sự uy tín khoa học và mối quan hệ bạn bè thân hữu quốc tế rộng khắp.  Hôm nay, một nhà khoa học từ Israel tình cờ ghé vô bộ môn tôi, qua nói chuyện, ông ngạc nhiên vì tôi quen rất nhiều người mà ông biết! Cũng chẳng qua gặp nhau ở cái nghiệp tò mò với thế giới tự nhiên. Ở trường, tôi chẳng là ai, trong nước, tôi được một số bạn bè khoa học biết đến. Nhưng khi đến với các hội nghị khoa học quốc tế, tôi nhận được một sự tôn trọng và tình bằng hữu đồng nghiệp của rất nhiều nhà khoa học từng biết nhau trong nghiên cứu hoặc chỉ nghe tiếng. Nhiều tổ chức xuất bản, kể cả chính thống và kiếm tiền, thường muốn tôi gửi bài, hoặc mời tôi duyệt bài như các tạp chí “Livestock Science” của Elsevier, Lifescience Global, African Journal of Agriculture Reseach, Livestock Research for Rural Development… (nhiều trong số họ là các tạp chí trẻ) và hoặc muốn tôi gửi tiền :) để họ đưa tên tôi vào chương trình in sách những người nổi tiếng thế kỷ như “2000 Outstanding Scientists”, “Dictionary of  International Biography”, “The International Plato Award for Educational Achievement”, “top 100 educators”…  của các tổ chức như “Marquis Who’sWho”-USA, International Biographical center- Cambridge- England (tôi thường mỉm cười khi đọc trên báo chí hoặc internet một vài người thông báo các thành tích tương tự, tuy nhiên cũng được thôi, vì dẫu sao, họ cũng phải tìm được tên mình đâu đó trên hệ thống thông tin chính thống họ mới thành công được trong dịch vụ của họ!)
Ngoài làm khoa học, chúng ta cũng cần có các phương thức giao tiếp khoa học và thái độ sống chân tình, những điều đó cũng rất liên quan đến sự kết hoa kết trái của những bản đề cương khô khan.
Xin trân trọng cảm ơn!
                                                    Huế, ngày 15 tháng 2 năm 2012
                                                            Quế MF

Phụ nữ và nghiên cứu khoa học

(Viết theo sự đặt bài của Hội nghị KH nữ CBCC Đại học Huế nhân ngày 20-10-2004)

"What the Scientists have been doing for us?"




Ngoài việc giảng dạy, sứ mệnh thứ hai của chúng tôi là làm nghiên cứu, tôi xin tản mạn một số suy nghĩ về sự nghiệp làm khoa học của các nhà khoa học là phụ nữ và phụ nữ Việt Nam nói riêng, cũng như những công việc của chính chúng tôi.
Sự thành bại của hoạt động trí tuệ nói chung và những người hoạt động khoa học nói riêng không phải chỉ phụ thuộc vào trí thông minh, mà phần lớn là do có hay không tình yêu lao động, từ đó dệt nên tính cần cù để ngày ngày tích luỹ sự thành công. Thomas Alva Edison, nhà phát minh thiên tài người Mỹ (1847-1931) từng nói rằng: “Thiên tài được hình thành nhờ 1% trí thông minh, còn 99% là do sự siêng năng cần cù!”2
Những tài danh khoa học nữ trên thế giới như Marie Curie hay Sofia Kovalevskaya đều đi đến với sự nghiệp trên một con đường chông gai, nhưng đã thành công trong sự nghiệp nhờ vào sự kiên trì vượt khó và trong đó còn bao gồm yếu tố cá tính mạnh mẽ quyết tâm theo đuổi hoài bão khoa học của mình.
Các nhà khoa học nữ ở Việt nam, mặc dù đang sống và hoạt động trong thời đại mới, có nhiều chính sách ưu việt về giới, nhưng trong tiềm thức sâu xa của quan điểm từ mỗi địa phương, mỗi gia đình, cái nhìn về vị trí người phụ nữ trong xã hội dẫu không hoàn toàn còn “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu ...” nhưng vẫn  nhẹ nhàng rằng: ”thiên chức của người phụ nữ là làm mẹ và làm vợ”. Thật ra phụ nữ chúng ta yêu thích điều đó và cũng tự hào về điều đó lắm. Nhưng, chưa nói gì về chuyện vai trò xã hội, mà riêng về chuyện kinh tế gia đình, thì điều kiện của ta cũng chưa cho phép người phụ nữ chỉ vui vẻ với thiên chức trên. Hơn nữa, như đã nói ở trên, tư chất của người lao động nói chung và người làm khoa học nói riêng là phải cần cù, kiên trì và dũng cảm, nếu phân tích về yếu tố tâm sinh lý qua các thời đại, người phụ nữ Việt nam có đủ các tố chất này, chưa dám nói là so sánh bằng hay hơn đối với người khác giới. Thật ra, tự thuở sơ khai mở nước, thấy rõ trong lịch sử hào hùng của nước Việt, những người anh hùng đầu tiên của dân tộc lại là các bà Trưng!
Sự nghiệp làm khoa học của người phụ nữ Việt nam đến rất muộn so với thế giới, nhưng ta có những chị như Hoàng Xuân Sính, Trần Thanh Vân và hơn 30 phụ nữ đoạt được giải thưởng Kovalevskaya. Thế nhưng, khi có sự nghiệp, có nghĩa cũng là thêm một gánh trách nhiệm lên vai người phụ nữ. Khi nói về khái niệm “hết mình” trong sự nghiệp làm văn của một nữ nhà văn, Nguyễn Thị Thu Huệ đã nói rằng: “Phụ nữ viết văn không phải chuyện đơn giản, bởi bên cạnh còn biết bao chức phận khác. Làm con đối với mẹ, làm mẹ đối với con, chỉ riêng hai điều đó cũng đủ để tôi bù đầu cả ngày. Nếu trong gia đình người bố viết văn, thì tức khắc công việc đó mới thiêng liêng làm sao. Nếu là đêm mùa hè, người vợ sẽ lặng lẽ đặt lên bàn cốc nước mát, rồi suỵt lũ trẻ không được làm ồn “để yên cho bố làm việc”. Còn người phụ nữ viết văn như tôi, liệu có thể từ chối con mình khi chúng đến nắm áo vòi vĩnh, trong lúc đang say sưa với những ý tưởng văn chương sáng tạo”3.  Là một người phụ nữ làm khoa học, tôi hoàn toàn tìm thấy sự đồng cảm trong sự bộc bạch này. Đang say sưa với tiến độ công việc, bỗng giật mình vì chưa đi chợ, đang mải miết phân tích số liệu chợt nhớ mình quên đón con. Đó là chuyện thường tình. Có lần có một người bạn bác sỹ hẹn tới nhà vào buổi trưa, thấy tôi chưa về mà trong nhà chưa có gì ăn, chị vội ra chợ mua giúp thức ăn, mãi không thấy tôi về, chị bèn vào bếp nấu luôn, hôm ấy tôi đang chuẩn bị mẫu để phân tích tại phòng thí nghiệm, cố cho xong công việc rồi về, không dè đã muộn lắm lúc nào không biết! Chưa kể một ngày gần đây nhất, sau khi viết xong một bài báo, tôi thở phào, chợt nghe mùi khét, nhìn quanh nhà rồi xuống bếp, hoá ra tôi đã hầm một nồi xương với ngó sen thành than!
Nói cho cùng, ta vẫn là phụ nữ Việt nam, nên ta vẫn nâng niu thiên chức của mình, không thể không giành thời gian chiều chuộng con, chăm sóc bố mẹ và giúp đỡ chồng. Rồi tối đến, khi mọi người đã ngủ, ta một mình một vương quốc, có thể làm việc suốt đêm!
Đó là mới nói về chuyện đời sống hằng ngày, còn trong công việc, đâu là khó khăn, gì là thuận lợi? Chúng tôi là những người làm công tác khoa học nông nghiệp, đối tượng là các miền quê, là cánh đồng, là chuồng bò, trại lợn. Những người hoạt động khoa học đều có một tấm lòng muốn làm cái gì cho đời sống dân mình được nâng cao hơn, người nông dân mình đỡ cực nhọc vất vả hơn. Thế là mỗi người một xe máy, đi về chẳng kể nắng mưa. Đa số chị em hoạt động khoa học ở khoa chúng tôi, sau nhiều năm làm chủ trì các đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp bộ và cấp nhà nước cũng như nhiều đề tài hợp tác với các quốc gia khác, đều có một tư thế chủ động đầy tự tin khi thảo luận với nông dân cũng như ngồi ở các nghị trường hội thảo quốc gia và quốc tế. Chúng tôi gắn bó, liên kết và hoà đồng giữa mối quan hệ nhà nông - nhà khoa học - chuyên gia quốc tế. Điều đó không phải ngày một ngày hai mà làm được, để cho nhà nông hiểu vấn đề nghiên cứu dễ dàng như họ hiểu chính cánh đồng và gia súc của họ, mình phải đưa công việc của họ vào chính công việc của mình, khả năng chuyên môn và ngoại ngữ phải đủ để cho chuyên gia quốc tế sẵn sàng hợp tác với mình và nông dân mình tiếp nhận được kinh nghiệm từ họ. Sở dĩ tôi bảo vệ thành công đề cương “Sử dụng nguồn thức ăn địa phương để chăn nuôi trâu bò có hiệu quả” trước hội đồng khoa học nhà nước, là vì vấn đề tôi đưa ra được đánh giá có tính khả thi, gắn liền với mong ước thực tiễn của người nông dân cũng như tiếp cận với phương pháp nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu. Điều đó có được do mình hiểu nông dân mình và các nhà chuyên môn quốc tế tầm cỡ tin tưởng lối làm việc của mình qua nhiều năm cộng tác trong nghiên cứu. Chúng tôi vừa làm nhà khoa học, vừa làm học trò, kể cả là học trò của chính các nhà nông, việc đồng áng làm cho các nhà khoa học nẩy ra những vấn đề nghiên cứu. Đề tài khoa học nông nghiệp đầu tiên tôi thực hiện độc lập chính là từ sự đề xuất của nông dân trong một lần về làm việc với xã Hương Vân, huyện Hương Trà. Họ nói rằng lạc hằng năm được thu hoạch với sản lượng lớn, nhưng phần lá lạc thì hầu như bỏ vì rất mau thối hỏng, các thầy các cô có thể giúp nghiên cứu cách gì để sử dụng cho chăn nuôi không? Thế là đề tài sử dụng lá lạc ủ trong chăn nuôi lợn thịt của tôi ra đời trong chương trình hợp tác nghiên cứu với Thuỵ Điển. Điều lí thú là chúng tôi có mối quan hệ làm việc tay ba: nhà khoa học nữ - hội phụ nữ xã - người chăn nuôi chính tại các nông hộ cũng thường là phụ nữ luôn! Chúng ta thường nói: “phụ nữ với nhau dễ hiểu nhau”, dường như các chị nông dân rất thích thổ lộ cái vui cái buồn trong chăn nuôi của họ với các nhà khoa học nữ..
Song le, lại trở về vấn đề “thiên chức”, phàm đã làm khoa học thì lại phải đi công tác, tham dự hội nghị, hội thảo ...việc đi thì phải đi mà tâm để ở nhà, lo con không ai đón, lo cha, mẹ trái gió trở trời không người biết chăm, lo mấy chậu cây nắng già bị quên tưới, lo bữa ăn chưa hợp khẩu vị cho cả nhà... một nỗi lo triền miên của những người phụ nữ. Thế, nhưng một khi đã đảm nhiệm một đề tài, các chị em lại nhẫn nại như con ong cái kiến, lại thể hiện sự hết mình cho công việc.
Tiến sỹ Đoàn Hương có nói rằng: “Trong khoa học, không có nhà khoa học nam hay nhà khoa học nữ. Cũng không có đặc ân cho các nhà khoa học nữ. Chúng ta bình đẳng với các nhà khoa học là nam giới. Chúng ta có quyền thảo luận, ngay cả tranh cãi với họ”4. Các nhà khoa học nữ đều đứng trên quan điểm đó khi dấn thân vào sự nghiệp làm khoa học, đó là một sự quả cảm, vì bên cạnh đó, ta biết rằng ta vẫn được gọi là “phái yếu” và ta chẳng chối từ được những bản năng làm con, làm mẹ, làm vợ! Rồi thì, phải chăng vì những bản năng đó mà hình thành nên tính bền bỉ và cần cù trong lao động khoa học cho các nhà khoa học nữ ở Việt nam.

Huế 1/10/2004
Quế MF
__________________________________________

1Khoa khoa học vật nuôi,Đại học Nông Lâm Huế
2Edison, Thomas Alva, Encyclopedia Article
             http://encarta.msn.com/encyclopedia_761563582/Thomas_Edison.html
3Nguyễn Thị Thu Huệ-Người đẹp viết văn
             http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/04/3B9D180F/
4My life is associated with scientific works
             http://www.vov.org.vn/2004_06_27/english/baituan/nhanvatvasukien.htm